Phát triển thương hiệu là gì? 4 chiến lược phát triển thương hiệu

10 - 06 - 2022

Tạo dựng một thương hiệu uy tín trên thị trường trong/ngoài nước và nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của khách hàng được xem như là một trong những thành công đỉnh cao của doanh nghiệp. Tuy nhiên, không phải dễ dàng mà có được những thành công như thế.

Bên cạnh việc xây dựng thương hiệu thì phát triển thương hiệu chính là hoạt động quan trọng nhất cần thiết phải thực hiện. Các chuyên gia BraneyNew sẽ chia sẻ đến bạn 4 chiến lược phat trien thương hiệu hiệu quả trong bài viết sau.

Lợi ích của việc chú trọng phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp 

Lợi ích của việc chú trọng phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp

Lợi ích của việc chú trọng phát triển thương hiệu cho doanh nghiệp 

Thương hiệu không chỉ là tài sản vô giá của doanh nghiệp mà nó còn là đại diện và là danh tiếng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Chính vì vậy, phát triển thương hiệu luôn là điều cần thiết thực hiện và mang đến một số lợi ích nhất định như:

  • Thông qua thương hiệu, giá trị sản phẩm sẽ được gia tăng một cách đáng kể.
  • Xây dựng một hình ảnh thương hiệu tốt sẽ giúp doanh nghiệp nhận được sự tin tưởng, yêu mến hơn từ người dùng. Đồng thời khiến họ mong muốn được sử dụng các sản phẩm đến từ doanh nghiệp.
  • Khi doanh nghiệp xây dựng được mức độ uy tín của mình đối với người tiêu dùng, thương hiệu sẽ chính là yếu tố quan trọng giúp tạo ra sự khác biệt cho giá trị sản phẩm. Từ đó gia tăng lợi thế cạnh tranh của mình trên thị trường.
  • Một thương hiệu được nhiều người biết đến và đón nhận sẽ giúp mang đến những lợi ích về doanh số cũng như mức gia tăng lợi nhuận đáng kể cho doanh nghiệp trong hiện tại và cả tương lai.
  • Khi xây dựng được một thương hiệu nổi tiếng, các nhà đầu tư sẽ không cần phải lo lắng về vấn đề đổ vốn. Đồng thời nhận được sự sẵn sàng hợp tác kinh doanh từ các đối tác của doanh nghiệp.

Các bước trong quy trình phát triển thương hiệu 

Để có thể thực hiện việc phát triển nhanh chóng cho thương hiệu một cách tối ưu nhất và mang đến những lợi ích kinh doanh lớn nhất thì bạn nên thực hiện các bước trong quy trình xây dựng như sau.

Các bước trong quy trình phát triển thương hiệu

Các bước trong quy trình phát triển thương hiệu 

Bước 1: Nghiên cứu thị trường 

Thị trường chính là nơi để thương hiệu của doanh nghiệp hoạt động, chính vì vậy, việc nghiên cứu thị trường là một việc cần thiết phải thực hiện để giúp mang đến sự uy tín cho thương hiệu. Đồng thời giúp doanh nghiệp hiểu rõ được tâm lý và nhu cầu của thị trường để xác định được một cách chính xác nhất hướng đi phù hợp nhất.

Bước 2: Xác định mục tiêu cụ thể 

Xác định mục tiêu cụ thể và rõ ràng chính là bước quan trọng giúp doanh nghiệp có thể xác định được chính xác những bước đi phù hợp nhất trong quá trình tạo dựng và phát triển thương hiệu của doanh nghiệp.

Bước 3: Xây dựng nhận diện thương hiệu 

Xây dựng nhận diện thương hiệu là cách giúp doanh nghiệp được biết đến nhiều hơn bởi những người tiêu dùng trên thị trường. Thương hiệu chỉ thực sự được nhận diện khi nó đã xác định được rõ ràng các mục tiêu ban đầu được đưa ra, logo, những thiết kế về nhãn hiệu, slogan,...

Bước 4: Đăng ký thương hiệu 

Đăng ký thương hiệu được xem là một bước cực kỳ quan trọng trong quy trình tạo dựng thương hiệu của doanh nghiệp trên thị trường đầy cạnh tranh. Điều này quan trọng bởi thị trường ngày nay đang ngày càng mở rộng, các sản phẩm, dịch vụ ngày càng đa dạng hơn và phong phú hơn. Vì vậy, khi đăng ký thương hiệu, doanh nghiệp sẽ xây dựng được vị thế của mình trên thị trường và trong cả tâm trí của khách hàng tiêu dùng.

Bước 5: Quảng bá thương hiệu 

Phát triển doanh nghiệp bằng cách quảng bá thương hiệu luôn là điều mà bất kỳ doanh nghiệp nào đang hoạt động kinh doanh trên thị trường hiện nay cũng đều nên áp dụng. Bạn có thể thực hiện quảng bá thương hiệu thông qua các nền tảng mạng xã hội hay các phương tiện thông tin đại chúng để lan tỏa thương hiệu của mình.

Các chiến lược phát triển thương hiệu thành công 

Bên cạnh việc nắm rõ các bước trong quy trình, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về một số chiến lược phát triển thành công được chia sẻ dưới đây.

Các chiến lược phát triển thương hiệu thành công

Các chiến lược phát triển thương hiệu thành công 

Thiết kế bộ nhận diện thương hiệu ấn tượng 

Bộ nhận diện thương hiệu chính là yếu tố quan trọng có tác động đáng kể đến sự phát triển lâu dài của thương hiệu. Bởi nó có khả năng giúp khách hàng nhìn nhận được giá trị của thương hiệu để từ đó có được đánh giá cao hơn về sự chuyên nghiệp và tin tưởng hơn vào các sản phẩm, dịch vụ do thương hiệu cung cấp.

Xây dựng thương hiệu trên các kênh truyền thông 

Xây dựng thương hiệu bằng các chiến lược tiếp thị và các kênh truyền thông trực tuyến được coi là một trong những giải pháp quảng bá thương hiệu của doanh nghiệp và tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu nhanh chóng. Các phương thức truyền thông tiếp thị phổ biến mà doanh nghiệp có thể áp dụng bao gồm SEO, Email Marketing, Facebook Marketing, SMS Marketing, Google Adwords,... kết hợp cùng với việc forum seeding và giới thiệu sản phẩm, dịch vụ bằng cách đăng bài PR.

Tập trung vào chất lượng dịch vụ/sản phẩm 

Chất lượng của dịch vụ, sản phẩm vẫn luôn luôn là một trong những yếu tố cần quan tâm hàng đầu trong các chiến lược xây dựng và phát triển thương hiệu để mang đến cho doanh nghiệp những giá trị lâu dài. Chất lượng sản phẩm, dịch vụ tốt sẽ giúp gia tăng thêm sự tin tưởng cho khách hàng đồng thời thu hút thêm được nhiều khách hàng tiềm năng mới từ những đánh giá của khách hàng cũ.

Đo lường sức khỏe thương hiệu thường xuyên 

Thường xuyên đo lường sức khỏe của thương hiệu luôn là điều quan trọng mà các doanh nghiệp luôn phải thực hiện để đảm bảo trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, thương hiệu sẽ không gặp những sai sót hay lỗ hổng nào làm ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và kinh doanh của toàn doanh nghiệp.

Phát triển thương hiệu không phải là việc làm đơn giản, bởi cần được thực hiện trong một khoảng thời gian dài với nhiều sự đầu tư về chi phí, thời gian và công sức cũng như các giải pháp áp dụng. Với những chia sẻ của Bizfly, bạn đã nắm được các bước trong quy trình và các chiến lược phát triển để áp dụng và mang lại lợi ích.